April

16

 

Góc nhìn thú vị về gu thời trang của Bác

Đăng lúc : Sep 12, 2013
 Chúng ta gần như mù tịt thông tin và đánh giá về cái gọi là "phong cách thời trang" của Bác Hồ lúc sinh thời. Thời gian đã lùi xa sau chiến tranh và chúng ta hoàn toàn có cơ hội để ngắm nghía, phân tích gout thời trang của vị lãnh tụ vĩ đại này. Bài viết sau đây tổng hợp từ các tư liệu quý chủ yếu được lục tìm trong các thư viện và kho lưu trữ nước ngoài.


Tất nhiên, thời trang của Nguyễn Ái Quốc không thể bóng bẩy điệu đà như những học giả trâm anh thế phiệt cỡ Phạm Quỳnh - nhưng hẳn cũng phải bặt thiệp. Một người đàn ông bôn ba ở ngoại quốc, từng trải qua nhiều nghề như "anh Ba" đương nhiên đã tích cóp cho mình vốn sống phong phú. Bác là học trò của Vua đầu bếp Escoffier(2), Bác sống cuộc sống tự lập, thích nấu ăn ngon, thành thạo nhiều ngoại ngữ và am tường tinh hoa kim cổ thế giới, là nhà ngoại giao lớn, thì tại sao lại không có gout thời trang riêng được?

 

Nguyễn Ái Quốc ở Đại hội Cộng Sản Marseille năm 1921

Nguyễn Ái Quốc ở Đại hội Cộng Sản Marseille năm 1921

 

 

 Đồng hồ

 

Trong những hiện vật mà Bác để lại có chiếc đồng hồ quả quýt Longiness do tổ chức Cứu Tế Đỏ tặng. Từ đó về sau chúng ta không thấy Người sử dụng thêm bất kì chiếc đồng hồ nào khác.

 

Đồng hồ quả quýt Longiness

Đồng hồ quả quýt Longiness

 

 

Nhưng thực sự, Người thích nhãn hiệu đồng hồ nào?

Trong quá trình tìm hiểu, có 1 sự kiện thú vị: Vào năm 1954, Người đã tặng cho ông Phan Anh- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa- 1 chiếc đồng hồ Movado có ảnh Người.

Tại sao lại là Movado ư?

-Thứ nhất, đó là đồng hồ Thụy Sỹ.

-Thứ 2, "Movado" là Quốc tế ngữ - có nghĩa là "luôn luôn chuyển động``

Hồ Chủ Tịch là người tinh tế, sâu sắc và ưa thích những thứ có liên quan đến chủ nghĩa Quốc tế. Những ẩn ý thâm thúy của Người được gửi gắm qua 1 món quà tưởng chừng như vô tình.

 

Đồng hồ Movado có ảnh Bác

Đồng hồ Movado có ảnh Bác

 

 

 Kính mắt

 

Dựa trên tư liệu phim ảnh thì có lẽ Người bắt đầu sử dụng kính từ sau 1954- bởi trong suốt chiến dịch Điện Biên Phủ, Người vẫn dùng mắt rất thoải mái để xem bản đồ và viết lách. Thực tế, Bác Hồ ít dùng đồ Trung Quốc và Liên Xô. Không 1 tư liệu nào cho thấy mẫu kính từa tựa thế này là hàng Trung Quốc hay Liên Xô sản xuất. Vậy đây là nhãn hiệu kính tư bản nào tương đối phổ cập, đẹp nhưng không sang chảnh kênh kiệu nào vào giai đoạn ấy? Đồ của Mỹ chăng? Shuron? Là chiến lợi phẩm, quà tặng?

 Đây vẫn luôn là 1 ẩn số.

 

Làm cách nào để biết được nhãn hiệu của chiếc kính này?

Làm cách nào để biết được nhãn hiệu của chiếc kính này?

 

 

Trang phục (4)

 

Bộ quần áo kaki của Người được may vào năm 1945 - rõ ràng không phải chất liệu vải Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô. Vải vào thời kì đó, mà lại bền bỉ trường tồn thế thì chỉ có thể là 1 loại rất tốt từ Anh quốc.

Dormeuil là 1 hãng Anh quốc cung cấp vải nức tiếng - loại vải sang và tốt nhất dành cho những người đứng đầu chính phủ lâm thời, du nhập vào Việt Nam với tên gọi "vải đoọc - mơi". Bộ quần áo kaki trắng huyền thoại của Người rất có khả năng được cắt may từ loại vải Tây này.

 

Bộ kaki trắng huyền thoại

Bộ kaki trắng huyền thoại

 

 

Bác mặc vào ngày đọc Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

Bác mặc vào ngày đọc Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

 

 

Giầy

 

Việt Nam thời thuộc Tây, có 2 loại giầy được các ông ưa chuộng: Giầy mỏ vịt (de canard) và giầy đơ- cu- lơ (deux couleurs).

 

 

Bác Hồ đương nhiên không bao giờ chọn những đôi điệu đà kiểu cách. Người đi hoặc là giày nghi thức màu đen:

 

 

Hoặc theo phong cách đậm tính Đông phương hơn: Đôi hài có quai đeo. Không phải giầy, cũng không phải xăng-đan.

 

 

Đôi dép cao su vẫn được sử dụng thường xuyên trong những dịp không mang tính nghi thức sang trọng. Đây là loại dép cắt từ lốp máy bay, rất bền, không bị hăm chân.

 

 

Một số thông tin khác

 

- Quần ngắn phối cùng blazer, đi cùng dép dây chéo sáng màu. Thời trang thì bay theo cung đường của những chiếc boomerang và có lẽ, phong cách vintage thanh lịch, fashion ngày nay của rất nhiều fashionista nam đều học hỏi và biến tấu từ những bản gốc cũ như thế này.

 

Blazer mặc cùng quần ngắn. Đi với dép dây chéo sáng màu

Blazer mặc cùng quần ngắn. Đi với dép dây chéo sáng màu

 

 

Short và suit, blazer trong BST hè- thu 2013 của Junya Wantanabe

Short và suit, blazer trong BST hè- thu 2013 của Junya Wantanabe

 

 

- Xe ô tô công phục vụ Người:

* Pobeda M20. Chính phủ Liên Xô tặng. Chạy 1957-1969. Tổng cộng 39,463 km

 

 

** Peugeot 404. Việt kiều Pháp tặng. Chạy 1964-1969. Tổng cộng 16,575 km

 

 

*** ZiS-115- Xe bọc thép chống đạn của Liên Xô, chỉ có 32 chiếc rời dây chuyền sản xuất. Phục vụ Bác và các yếu nhân từ 1954-1972.

 

 

- Thuốc lá:

Theo thống kê không chính thức thì Người ưa hút thuốc lá Mỹ, Người bị ho khi hút thuốc lá Trung Quốc - và sau đó Người đã bỏ thuốc. Vài năm sau, Người từ trần.

 

Thuốc lá Mỹ có tiếng thời đó là Camel, Philip Morris..., tóm lại là loại Virginia đượm nắng. Nhưng liệu đây có phải loại Người thường hút trong giai đoạn làm Chủ tịch nước? Có 2 câu chuyện sau ngõ hầu làm rõ hơn nghi vấn này.

* Trích chương 63, sách "Chỉ có 1 Nguyễn sơn vị lưỡng tướng quốc"

"Sáng hôm sau ông y hẹn đến gặp Bác. Bác Hồ mời uống nước trà và đưa hộp Craven "A" mời ông. Nguyễn Sơn cám ơn và bẻ điếu thuốc nhét vào tẩu. Ông châm lửa hút. Kiểu cách cầm ống điếu có vẻ phong lưu công tử."

 

 

** Phỏng vấn họa sũ Phan Kế An (Báo Tiền Phong Chủ Nhật, năm 1995, số Tết) (3)

"...

- Ông có thể kể 1 kỉ niệm mà ông thấy sâu sắc nhất trong thời gian được ở cùng Người?

- Trước khi ra về, Bác còn rút điếu thuốc lá ra, châm diêm cho tôi hút. Lúc đó tôi có mải vẽ, tôi lại cất điếu thuốc lá vào túi, với ý định là cơ quan mình có rất nhiều cán bộ lão thành mà chưa bao giờ được gặp Bác Hồ, tôi nghĩ giữ 1 số điếu thuốc đem về cho anh em ở cơ quan chắc anh em thích lắm. Không ngờ việc tôi cất giữ Bác biết. Bác tinh lắm, không giấu được cái gì đâu.

 

Bác nói: "An tích trữ được bao nhiêu điếu rồi?". Tôi nói cơ quan có nhiều cán bộ chưa được gặp Bác, tôi muốn đem về cho anh em ở nhà, chắc các đồng chí ấy sung sướng lắm. Bác hỏi trên cơ quan có bao nhiêu người, tôi ngồi đếm thử cả cán bộ, thủ trưởng, giám mã liên lạc: "Thưa cụ có 30 người".

 

Bác hỏi: "An cất được bao nhiêu điếu rồi?". Tôi đáp lại, thưa cụ 13 điếu. Cụ cầm hộp thuốc Craven "A" 50 điếu, đếm 17 điếu đưa tận tay tôi, An đem về cho anh em nhớ, còn điếu mình vừa mời, An hút đi. Điều này cho thấy, Bác Hồ đã chú ý đến từng điểm nhỏ.

..."

Như vậy, có thể kết luận: Người ưa dùng Craven "A" trong giai đoạn làm Chủ tịch nước.

Tuy nhiên, cũng có 1 nguồn tin 

 

CHÚ THÍCH

 

(4): Theo nguồn tin không chính thức, bộ quần áo kaki trắng huyền thoại của Người được may ở Việt Nam bằng vải kaki của Anh chỉ vài ngày trước khi Người đọc Tuyên Ngôn Độc Lập bởi nhà may nổi tiếng thời đó là nhà may Phú Thịnh ở Phố Hàng Quạt. Đồ của Bác mặc trong những sự kiện lớn, nghiêm trang rất ít và chất lượng, nhưng không phải là cái nào cũng là lấy chất liệu từ các nước tư bản. Có một số bộ đồ kaki của Bác sau này được may bởi Xí Nghiệp May 10 bằng vải kaki của Trung Quốc, trong đó có cả bộ quần áo kaki Bác mặc khi yên nghỉ nữa.

 

(3): Nguồn do chị Thu Tâm, con gái của bạn họa sĩ Phan Kế An xác nhận

 

(2): Georges Auguste Escoffier: Vị đầu bếp tài hoa, xuất sắc nhất nước Pháp. Được mệnh danh là "Vị Vua của các đầu bếp, đầu bếp của các vị Vua". Khoảng những năm 1913, Người làm phụ bếp cho Escoffier với cái tên Văn Ba ở khách sạn Cartlon, London, Anh. Văn Ba đã theo học ông được 4 năm và là một trong những đầu bếp được ông quý mến nhất. Escoffier không nghi ngờ về việc Ba có được một sự nghiệp đầy hứa hẹn trong thế giới của các đầu bếp Pháp. Ông đã nghĩ đến việc nghỉ ngơi sau khi tìm được người sẽ kế thừa tài sản vô giá là những công thức làm món ăn của ông. Nhưng Ba đã rời bỏ London hoa lệ để nung nấu hoài bão chính trị và theo đuổi sự nghiệp cách mạng.

 

Bia tưởng niệm tại khách sạn Carlton, nơi Bác làm học trò của Vua bếp Escoffier năm 1013. Khách sạn này đã bị hủy hoại  trong cuộc chiến Blitz ở London năm 1940

Bia tưởng niệm tại khách sạn Carlton, nơi Bác làm học trò của Vua bếp Escoffier năm 1013. Khách sạn này đã bị hủy hoại trong cuộc chiến Blitz ở London năm 1940

 

 

(1):  Người là nhà ngoại giao lỗi lạc của thế giới- Không thể không ý thức đến sự quan trọng của giao tiếp bên ngoài. Chưa kể đa số đều là đồ được tặng. Không phải là “xa xỉ, lãng phí” – trái lại, là thể hiện tư duy ngoại giao và óc thẩm mỹ tuyệt vời. Người đề xuất cho giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ: Viết cho ai, viết như thế nào. Cũng như vậy, phong thái như thế nào, gặp ai, trong hoàn cảnh nào thì phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất, để thể hiện sự tôn trọng với đối phương- Đó chính là cốt cách lớn cần có của những vị chính khách. 

 

“Ông Hồ là một người có phong thái tao nhã, rất tinh tế với một cách xử sự nhẹ nhàng và không có tâm địa cá nhân” (Harry Ashmore, người của Trung tâm nghiên cứu của các tổ chức dân chủ và cựu biên tập viên của Công báo Arkansas)

 

Tấm lòng bao la trời biển của Người gắn với hình ảnh giản dị, chất phác này

Tấm lòng bao la trời biển của Người gắn với hình ảnh giản dị, chất phác này

 

 

Còn trong các sự kiện lớn, Người thể hiện phong thái bặt thiệp của một nhà ngoại giao lớn, một vị lãnh tụ vĩ đại. Người ít mặc suit, phong cách thường là bộ pijama kaki cổ cao (Hồ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Văn Đồng (bên trái), cùng Đại tướng
Võ Nguyên Giáp duyệt đội danh dự của quân đội Việt Nam, trước khi lên đường
đi thăm các nước XHCN năm 1957)

Còn trong các sự kiện lớn, Người thể hiện phong thái bặt thiệp của một nhà ngoại giao lớn, một vị lãnh tụ vĩ đại. Người ít mặc suit, phong cách thường là bộ pijama kaki cổ cao (Hồ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Văn Đồng (bên trái), cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt đội danh dự của quân đội Việt Nam, trước khi lên đường đi thăm các nước XHCN năm 1957)

 

Hồ Chủ Tịch và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Paris, Pháp năm 1946

Hồ Chủ Tịch và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Paris, Pháp năm 1946

 

Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cộng hòa dân chủ Đức Wihelm Pieck năm 1957

Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cộng hòa dân chủ Đức Wihelm Pieck năm 1957

 

 

Nguồn ảnh: Cục lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ, Bản quyền của The New York Times

                                                                              ( Blog Markku, biên tập: Đông Dương)

Xem thêm :


Liveshow Dạ khúc cho tình nhân 2
Rooftop
Hair Of Dog
Minishow Tuấn Hưng
Đêm nhạc Phó Đức Phương
Lich swing thang 10
Fuse Bar Time To Way
IBars Combo
THứ 5 hàng tuần tại IBar
The Rooftop thứ 2 hàng tuần