April

25

 

Giúp trẻ hứng thú với âm nhạc

Đăng lúc : Apr 7, 2014
Giúp trẻ hứng thú với âm nhạc là một gợi ý rất hay, giúp bé ngay từ nhỏ đã thẻ hiện được năng khiếu âm nhạc của mình.

Tự nghiên cứu tác phẩm âm nhạc trước khi dạy trẻ

Để chuẩn bị dạy hát cho trẻ, cô Hường tìm hiểu bài hát; trên cơ sở đó, tập đàn và luyện hát diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm phù hợp nội dung bài hát.
Từ đó, luyện kỹ năng ca hát cho trẻ giúp trẻ đạt được sự hứng thú khi thể hiện và khi nghe các bài hát.
Bên cạnh đó, có kế hoạch bồi dưỡng cho những bé có năng khiếu về âm nhạc.
Lời ca trong bài hát cần ngắn gọn dễ hiểu, những bài hát được lựa chọn cần có nội dung gắn với hiện tượng thiên nhiên xã hội gần gũi với trẻ và phù hợp với chủ điểm.

Luyện cho trẻ kỹ năng nghe nhạc và múa theo nhạc

Chọn một nhóm 10 bé có kỹ năng ca hát vào đầu năm học. Cho 10 bé nghe nhạc không lời hoặc có lời; hướng các bé lắc lư theo nhịp bài hát, hưởng ứng theo lời bài hát bằng một vài động tác mô phỏng.
Dạy trẻ biết vận động nhanh khi nghe giai điệu bài hát có tiết tấu sôi động, biết thể hiện tình cảm bằng ánh mắt điệu bộ khi nghe các bài hát có giai điệu êm diu, sâu lắng. Động viên và hướng dẫn cho các bé mạnh dạn tự tin khi tham gia biểu diễn văn nghệ.
Tiếp theo, bổ sung thêm 5 - 6 bé vào nhóm 10 bé trên và bắt đầu cho trẻ nghe nhạc. Lúc đầu những bé mới rất nhút nhát chỉ đứng nghe. 
Nhưng qua 1 - 2 ngày nhờ 10 bé cũ làm nền tảng, các bé mới bắt đầu hòa nhập vào nhịp điệu của bài hát. Cứ như thế, dần dần đưa tất cả các bé trong lớp vào nhóm âm nhạc trên.

Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc


Trò chơi âm nhạc rèn luyện cho trẻ sự tập trung chú ý cao, chú ý lắng nghe và hưởng ứng theo nhịp của bài hát đây là một phương pháp hay giúp trẻ hứng thú và cảm nhận giai điệu của âm nhạc.
Do vậy cần phải thường xuyên sáng tạo thêm nhiều trò chơi âm nhạc mới, lạ, hấp dẫn trẻ để trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi âm nhạc.
Ví dụ: Cô vẽ một vòng tròn to ở giữa lớp, mở nhạc và bé đi ở phía ngoài vòng tròn vừa đi vừa nhún nhảy hoặc cuộn tay theo nhịp bài hát hoặc vẫy tay….
Khi cô tắt nhạc đột ngột trẻ phải bước nhanh vào vòng tròn. Trò chơi này cần kiên trì luyện tập…
Ngoài trò chơi âm nhạc trên, có thể cho trẻ chơi nhiều trò chơi khác như: “Tai ai tinh”, “Ai hát hay”, “Ai nhanh hơn”… giúp cho trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc và thuộc các bài hát nhanh hơn.

Dạy trẻ trong hoạt động học

Trong trường mầm non ca hát là một hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ.
Đó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó còn là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động.
Khi tiến hành hoạt động giáo dục âm nhạc, cần xây dựng một nội dung trọng tâm và một nội dung kết hợp, đảm bảo có một nội dung mới và một nội dung cũ.
Nội dung hoạt động nên xây dựng hài hòa giữa động và tĩnh, giáo viên có thể sử dụng trò chơi, câu đố, bài thơ hoặc trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát có liên quan đến chủ đề một cách nhẹ nhàng, không áp đặt trẻ chủ yếu là gây hứng thú và cho trẻ có ấn tượng về hoạt động âm.
Các hoạt động được tổ chức như: Nghe nhạc, nghe hát kết hợp với vận động theo nhạc hoặc trò chơi âm nhạc; hoạt động hát kết hợp với vận động theo nhạc hoặc trò chơi âm; vận động theo nhạc kết hợp với nghe hát; biễu diễn văn nghệ theo chủ đề.
Lời ca trong bài hát cần ngắn gọn dễ hiểu, nên chọn những bài hát có nội dung gắn với hiện tượng thiên nhiên xã hội gần gũi với trẻ và phù hợp với chủ điểm.

Sử dụng đàn trong các hoạt động


Sử dụng đàn sẽ giúp các em thích thú hơn.
Thường xuyên sử dụng đàn trong các hoạt động của trẻ giúp chuyển tiếp giữa các hoạt động nhẹ nhàng hơn; đồng thời còn giúp trẻ cảm thụ được giai điệu của bài hát và tạo sự hưng phấn cho trẻ khi nghe nhạc, từ đó trẻ sẽ có thói quen mỗi khi nghe nhạc thì sẽ hưởng ứng theo.
Sử dụng đàn còn giúp giáo viên chủ động hơn khi thực hiện hoạt động âm nhạc vì có một số bài hát không có trong đĩa hoặc các bài hát khó tìm. Đồng thời nốt nhạc khi đàn không có tạp âm và rõ ràng từng nốt giúp trẻ cảm thụ được bài hát một cách nhẹ nhàng.

Cho trẻ biễu diễn văn nghệ

Để giúp trẻ thêm hứng thú cô có thể đặt tên cho chương trình văn nghệ phù hợp với chủ điểm như: “Ngày hội đến trường” “Cùng múa hát mừng xuân” “ Đêm hội trăng rằm”…
Những tiết mục trẻ biểu diễn văn nghệ cô làm thành đĩa và mở trong giờ trả để trẻ hứng thú với hoạt động biễu diễn văn nghệ hơn.
Ngoài tiết tổng hợp là tiết cho trẻ biễu biễn văn nghệ cô còn tạo điều kiện cho trẻ biểu diễn văn nghệ ở các giờ hoạt động khác như:
Giờ chơi tự do, giờ sinh hoạt chiều, giờ trả trẻ…. để trẻ được thể hiện nhiều bài hát hay, phong phú và đa dạng về nội dung cũng như về hình thức biễu diễn. Từ đó trẻ sẽ tự tin thể hiện một tác phẩm và biểu diễn vui tươi, hồn nhiên, nhí nhảnh hơn.

Phối hợp với phụ huynh

Đàn và ghi âm lại các bài hát đang dạy cho bé, đến giờ trả trẻ, mở đàn cho phụ huynh nghe giai điệu bài hát bé đang học và gợi ý cho phụ huynh chép lại nội dung bài hát ở “Góc phụ huynh” nhằm giúp cho phụ huynh hát đúng giai điệu bài hát để về nhà cùng hát với bé
Đàn và ghi vào đĩa những bài hát trong chương trình và gửi về nhà cho phụ huynh mở cho bé hát ở nhà theo đàn.
Đồng thời, thường xuyên trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, cha mẹ có thể cùng trẻ thể hiện bài hát. Từ đó làm phong phú thêm vốn vốn hiểu biết về âm nhạc của trẻ, giúp trẻ tự nhiên khi thể hiện ca khúc yêu thích.

 
Hải Bình

Liveshow Dạ khúc cho tình nhân 2
Rooftop
Hair Of Dog
Minishow Tuấn Hưng
Đêm nhạc Phó Đức Phương
Lich swing thang 10
Fuse Bar Time To Way
IBars Combo
THứ 5 hàng tuần tại IBar
The Rooftop thứ 2 hàng tuần