April

24

 

Người buông neo – neo mãi lòng người

Đăng lúc : Nov 20, 2014

Trong mỗi album, người nhạc sĩ hay ca sĩ luôn chọn cho mình một ca khúc chủ đề, tập trung nhiều vào nó để biến bài hát thành “hit”. Việc định hình ca khúc ấy không khó và đã có những phát ngôn của nhạc sĩ, ca sĩ, giới báo chí làm hậu thuẫn. Tuy nhiên, công việc này trở nên bất lực trước Cánh cung 3 – chuyện của mặt trời, chuyện của chúng ta của Đỗ Bảo – Hà Trần. Có hẳn một bài hát được đặt làm tên album nhưng dường như bản thân nó khó làm lu mờ những bài hát còn lại. Người buông neo là một ca khúc trong album thường xuyên được chia sẻ trên những trang mạng xã hôi, có mặt trong những cuộc trò chuyện của những người yêu nhạc Đỗ Bảo mà tôi biết. Vì sao vậy?

 

Người buông neo – nhan đề giàu sức gợi: Ba thanh ngang đứng cạnh nhau mang lại một cảm giác yên bình, bền chắc. Nhưng nó không gợi ý một ý niệm cụ thể nào trong nội dung bài hát cả.

 

Một điều không thể phủ nhận đó là khó có thể tượng tượng ai hát Người buông neo ngoài Trần Thu Hà. Từng câu chữ bật ra như câu chuyện ai đó kể tôi nghe bằng âm nhạc. Nhạc đệm dường như chiếm một vai trò thứ yếu mà người nghe dễ dàng đếm được từng phím rung của cây đàn ghita. Bản thân giọng hát đã là một thứ tiết tấu tuyệt vời của một bản đàn từng trải.

 

Khi bám vào từng câu chữ để tìm ý nghĩa dường như nó dẫn thính giả đi vào một mê cung, nhưng hình tượng Người buông neo gợi ra những ràng buộc của con người trong cuộc sống. Có thể đó là những ràng buộc tự thân, nhưng ràng buộc nghĩa vụ, những ràng buộc đầy hạnh phúc và có những ràng buộc mang đầy hệ lụy. Cuộc đời con người dẫu như con thuyền trôi mãi nhiều bến bờ thì vẫn không thoát được khỏi những ràng buộc và đôi khi vẫn còn muốn được ràng buộc bởi nhau để thấy mình tồn tại.

 

Con người là một sản phẩm tự nhiên như nhiên và cũng chấp nhận những ràng buộc mang tính quy luật đó. Những ràng buộc để sống còn, tồn tại. Như mưa neo vào những luống cầy, như những phù sa còn lại bên sông. Và con người tồn tại bên nhau trong những mỗi quan hệ cá nhân, mối quan hệ cộng đồng bởi chúng ta “sống bên một người, sống bên mọi người”. Dẫu có muốn sống là con thuyền phiêu dạt thì chúng ta vẫn luôn neo vào một hệ giá trị cố định để nâng đỡ. Ở đâu đó trong mỗi ta ai cũng biết những bến của mình, bến có khi là bờ, bờ có khi lại là bến. Người lênh đênh cũng luôn mang theo mình những ràng buộc tự thân để không chấp chới trong cuộc đời: đó là tình mẫu tử, tình cảm gia đình, tình cảm cha con, đó là niềm tin, những kỉ niệm về biết bao nhiêu mối tình đi qua. Cứ như vậy, hành trang mang theo cũng là những mỏ neo chúng ta buông vào đất mẹ mỗi lúc sóng gió cuộc đời.

Và đâu phải bến nào cũng yên lành, đó là những ảo mộng mãi không thành “giấc mơ hoang mê neo từng ngày hư không”, là những cơn mơ không tỉnh tháng ngày : “Người buông neo bên rượu đắng môi, có khi rã rời, những khi mộng tàn hóa ngôi mộ vô tình”. Tất cả những lạc quan, những hi vọng, những hoài niệm neo con người ta vào đời sống để còn thấy ta tồn tại. Bằng cách này hay cách khác. Còn buông neo, còn tồn tại. Một hình tượng giản đơn từ những vụn vặt, những xúc cảm, chiêm nghiệm thường ngày lắng đọng. Vâng, dẫu tự do tôi vẫn muốn được bấu víu, ràng buộc vào đâu đó.
Những lời hát làm tôi nhớ một bài viết của Trịnh Công Sơn về tình yêu và cũng là lời bài hát Lời thiên thu gọi : “Chợt tôi nhận ra thiên thu là một đường không bến bờ”. Có lẽ triết lí muôn đời chẳng đổi thay chỉ có điều nghệ thuật có những cách thức thể hiện nó khác nhau. Và Đỗ Bảo dường như chạm vào chân lí bằng những chất liệu giản dị nhất.

 

Hương Huyền

                                                                                                                                                                                   

 

 


Liveshow Dạ khúc cho tình nhân 2
Rooftop
Hair Of Dog
Minishow Tuấn Hưng
Đêm nhạc Phó Đức Phương
Lich swing thang 10
Fuse Bar Time To Way
IBars Combo
THứ 5 hàng tuần tại IBar
The Rooftop thứ 2 hàng tuần